Bệnh ghẻ ở thỏ do ký sinh trùng gây ra. Bệnh ghẻ bắt nguồn từ điều kiện không đảm bảo vệ sinh, ẩm ướt (nhất là trong mùa mưa), xâm nhập vào da thỏ và lây lan nhanh chóng. Bệnh ghẻ ít gặp ở thỏ con tùy theo mẹ và thỏ 1-2 tháng tuổi. Tuy nhiên ở thỏ 2 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh rất cao.
1. Triệu chứng bệnh ghẻ
Khi cơ thể bị nhiễm ghẻ sẽ khiến người bệnh chán ăn, mất ngủ, sút cân dần dần và tử vong. Do vậy, ngay khi bạn thấy thỏ có biểu hiện bị bệnh ghẻ, bạn cần có biện pháp xử lý kịp thời, để thỏ không bị nặng hơn, sẽ khó chữa trị hơn.
Thỏ bị ghẻ thường có làn da dày hơn bình thường trên vùng da bị bệnh, đồng thời chúng cũng có bộ lông hếch lên, rụng nhiều lông hơn và thường bị ngứa.
Bệnh ghẻ ở thỏ thường có hai dạng:
Ghẻ ở đầu do loài Notoedres ký sinh. Ghẻ có thể xuất hiện ở mũi, mép, mi mắt, lan xuống cổ, vai, gáy, thậm chí là gót chân, móng chân, vùng hậu môn, sinh dục.
Bệnh ghẻ ở tai do loài Psoroptes ký sinh và chỉ xuất hiện ở dái tai và ống tai.
2. Cách điều trị bệnh ghẻ ở thỏ
Đối với việc điều trị các bệnh nấm da, ghẻ, người nuôi thỏ cần nhanh chóng áp dụng cả thuốc bôi và tiêm thuốc mới hiệu quả đồng thời vệ sinh, sát trùng toàn bộ chuồng và nơi thỏ sinh sống.
Thuốc tiêm điều trị bệnh ghẻ ở thỏ: Bạn dùng bơm tiêm, bơm có chứa ivermectin hoặc biocin với liều lượng 1cc/0,7kg thỏ rồi tiêm vào thỏ bệnh. Tiêm liên tục trong khoảng một tuần, và 3 đến 5 ngày sau lần tiêm cuối cùng, tình trạng bệnh ghẻ ở thỏ sẽ được cải thiện đáng kể.
Thuốc bôi trị ghẻ ở thỏ: bạn thấm nước muối ấm và khăn chườm lên vùng ghẻ của thỏ để vệ sinh vết thương. Sau đó, để ráo rồi bôi thuốc. Bôi dung dịch DEP rồi bôi thuốc mỡ kẽm oxit lên vùng da bị ghẻ ngày một lần, bôi liên tục như vậy từ 3 đến 5 ngày.
Ngoài ra, bạn cần bổ sung các loại Vitamin ADE, Vitamin B – Complex, các khoáng chất có trong các thực phẩm giàu dinh dưỡng và kẽm cho thỏ cưng của bạn ăn trong một tháng để nhanh chóng hồi phục nhé.
3. Cách phòng bệnh ghẻ ở thỏ
Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh và xử lý phân, nước tiểu của thỏ. Chuồng thỏ để nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Đồng thời, bạn cũng phải phun thuốc sát trùng nơi ở của thỏ thường xuyên.
Bạn cần chải lông 1 tháng 1 lần bằng bàn chải mềm thấm dung dịch hỗn hợp 10 phần cồn 70 độ với 1 phần bột kim loại magiê (Mg). Ngoài ra, bạn cần phải cắt ngắn móng chân của thỏ và mua cỏ mài răng cho thỏ, mục đích để thỏ không làm xước các vùng đầu và tai của chúng.
Bên cạnh đón, bạn cũng có thể sử dụng thuốc Ivermectin 0,1% để phòng bệnh ghẻ với liều phòng bằng 1/2 liều điều trị, cách 3 tháng tiêm lặp lại một lần.
Thường xuyên kiểm tra lông, da thỏ, nhất là bé thỏ của bạn đã từng bị ghẻ. Nếu bạn nuôi nhiều bé thỏ trong nhà, khi phát hiện một bé thỏ bị ghẻ cần sớm chuyển nuôi riêng, cách ly và điều trị kịp thời.
Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục: Tin tức
Đến với chúng tôi, bạn không cần phải lo lắng cho thú cưng của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới:
Hotline 1: 0978 900 824
Hotline 2: 034 609 2015